Xã luận
Tập san Tự Do Ngôn Luận
Giáo sư Carl J. Friedrich (1901-1984), một chuyên gia quốc tế người Mỹ về Hiến pháp (HP), từng xác định: “HP là một văn kiện nêu lên thể chế chính trị đặc biệt, không những để trình bày đặc tính của Quốc gia/Nhà nước, mà còn để giới hạn hành động của Chính quyền“. Phó Giáo sư Phạm Duy Nghĩa (hiện là Chủ nhiệm khoa Luật, Đại học Kinh tế SG, và từng là học giả Fulbright, trường Luật Harvard, Hoa Kỳ), trong bài “Góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992”, cũng cùng một ý tương tự: “Trước hết, cần lưu ý HP là một khế ước của nhân dân lập ra để kiểm soát quyền lực nhà nước. HP viết ra để ràng buộc chính quyền chứ không phải để ban quyền cho người dân. Nhưng ở một số quốc gia, HP đã không được hiểu với ý nghĩa đó. Một số quốc gia sử dụng HP như cương lĩnh của nhà nước, của những người lãnh đạo; còn những quốc gia dân chủ, HP viết ra để trói buộc nhà cầm quyền.” Continue reading