

– VĂN HÓA XIN LỖI (Hai Lúa). – Xin lỗi dân (Trương Duy Nhất). – Khi vua đấm ngực ăn năn (DLB). “Khi vua đấm ngực ăn năn/ Nhân dân giãy chết nhăn răng cả rồi!/ Vua mà chuyên đóng kịch tồi/ Dân càng sùng sục lửa sôi căm thù!/ ‘Dân ngu’ dân trí nào ngu,/ Phỉnh phờ, dối trá, dọa hù được ai?”
– Tự trọng (Hữu Nguyên). Các ông quan lớn, hãy học hai chữ “tự trọng” từ em học sinh này cho thuộc, trước khi đi dạy dỗ người khác: Thư gởi vong linh cháu gái lớp trưởng (SGTT). – Tặng nhà làm sử Dương Trung Quốc: Cảm tác sau khi xem tivi (Nguyễn Thông). Nhân phát ngôn của ông nghị Dương Trung Quốc, lại nhớ lại chuyện ông nghị Hoàng Hữu Phước năm ngoái phản đối QH ra Luật Biểu tình, họ cùng mắc một tính xấu rất đáng chê trách, đó là mượn danh nhân dân. Nghị Phước nói “Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn”. Còn ông nghị Dương Trung Quốc thì “Thái độ thành khẩn của Thủ tướng làm an lòng dân”.
Dẫu cho các vị là dân biểu, nghị sĩ, tức là đại diện cho dân, song trên thực tế từ việc ứng cử, đề cử, vận động bầu cử, tiếp xúc cử tri, thực thi nhiệm vụ trong suốt nhiệm kỳ… ở xứ này hầu như đều không thể hiện tính “đại diện” đó. Thêm nữa, các vị dù có đại diện cũng chỉ cho một nhóm dân cư mà thôi. Vậy mà mỗi khi cố thuyết phục dân chúng phải tin theo mình một việc hệ trọng nào đó thì các vị lại lợi dụng cái diễn đàn “quốc doanh” để tiếp sức cho việc lợi dụng danh nghĩa “nhân dân”, nói thay nhân dân. Hành vi đó nếu không phải là một lối xảo ngôn thì cũng là một tật xấu đã ăn sâu vào tiềm thức các vị, do sống trong một môi trường quá quái dị lâu ngày, rồi tự huyễn hoặc về mình.
– Từ chức, cứ từ từ! (VietQ). “Tham quyền cố vị được lì hóa như một nét văn hóa của quan trường sẽ trở thành lực cản lớn bóp nghẹt mọi sự sáng tạo, bóp nghẹt sự phát triển của một quốc gia. Nền chính trị pháp lý phong kiến ngày xưa đã bị các cuộc cách mạng dân chủ lật đổ, nay một số quốc gia có sự độc tài, chuyên quyền cũng cho thấy sự kém cỏi trong cuộc đua ra ngoài biên giới quốc gia mình trong nhiều giá trị cơ bản cần có của một dân tộc”. BTV xin tặng các quan mấy câu thơ: Quan chức ngày nay lắm kẻ “tài”/ Phá tan đất nước vẫn ngồi hoài/ Đúng, sai, phải, trái không phân biệt/ Còn không mau cút? Chớ đùa dai!
– Tiến sĩ Phạm Ngọc Cương, Canada: Lực đảng & thế nước (Trương Duy Nhất). – Nguyễn Ngọc Già – Ông Sang, ông Trọng có thể làm được…? (Dân Luận). – Còn tin đảng đến bao giờ? (ĐCV).
– Ngô Nhân Dụng: Khủng hoảng vì cơ cấu (Người Việt). “Lý do khiến Ba Dũng an toàn là vì đã tự bày trận đấu trên một sân banh khác, và theo những luật chơi khác… Cuối cùng, trận đấu giải tán; không có kết quả nào cả vì không thể tính điểm ai thắng, ai thua. Ðể khỏi mất mặt cả bầu đoàn, họ đành phải đưa ra những khẩu hiệu trống rỗng cùng với những biện pháp nửa mùa, không thể gây ra hiệu lực cụ thể nào cả. Họ lúng túng, bế tắc vì không theo một luật chơi chung. Mà họ cũng không thể quay lại, sử dụng các luật chơi kiểu Stalin hay Mao”.
– Không thấy Hy vọng từ một đổi mới (KTĐT). – Nguyễn Đình Ấm: LIỆU QUỐC HỘI CÓ “CỞI TRUỒNG“ (Huỳnh Ngọc Chênh). “Những ‘đánh giá cao, nghiêm túc, thẳng thắn, nghiêm khắc rút kinh nghiệm, đoàn kết, quyết liệt, phấn đấu, thế lực thù địch…’ đã mòn tai thiên hạ… Vì vậy lần họp này nếu không có những thay đổi đột biến về tư tương, thế, lực, không có nhiều những đại biểu có liêm sỉ, không sợ mất quyền lợi như GS Thuyết… thì đến lượt quốc hội cũng cởi sạch y siêm nốt”. – Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ hành động (TBKTSG).
<- Chiến sĩ Thống đốc, chiến sĩ nông dân (Đào Tuấn). “… điều làm cho dư luận kinh ngạc nhất là trong danh sách 60 cái tên được đề cử thì có tới 59 quan chức, người còn lại là một nhà giáo, và không một ai là nông dân. Không vô cớ khi có người đã nhìn thấy xu hướng ‘quan chức hóa’ những danh hiệu thi đua. Không vô cớ khi có người gọi bản danh sách này là ‘quan thi đua’.”
– “Mạng nhện” sở hữu giữa ACB với KienLongBank, DaiABank, Eximbank, VietBank và VietABank (Vietstock).
– Về phòng chống tham nhũng: “Chẳng ai tự xử mình cả!” (DV). – ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: Hạn chế báo chí là bước lùi trong phòng chống tham nhũng (SGGP). – Sửa không khéo, luật chống tham nhũng như hổ không răng (VNN).
– Quốc hội thảo luận về kinh tế-xã hội: Nghe Chính phủ báo cáo: Lo! (PLTP).





